Chia sẽ BCDD lên mạng xã hội nhé !

Mô hình point cloud thực chất không phải là một mô hình mà là một tập hợp dữ liệu đám mây điểm được quét bởi thiết bị 3D laser scanning. Trong quá trình quét laser máy laser sẽ bắn ra các tia laser, sau đó các tia này sẽ chạm vào một bề mặt và phản xạ trở lại máy quét laser tạo thành một điểm có chứa thông tin tọa độ XYZ và thông tin màu, vô số điểm sẽ tạo thành những đám mây phản ánh hình dạng bề mặt của vật thể trong không gian.

Hình dưới đây là máy laser scanner, nó có thể di chuyển lên xuống hay quay xung quanh để thu thập các điểm mây hay chụp ảnh. Các loại máy quét laser khác nhau có chất lượng khác nhau, nghĩa là một số máy quét laser có thể lấy điểm xa hàng trăm mét. Các máy quét laser khác chỉ có thể lấy các vật thể ở gần. Hầu hết các máy quét laser đều có khả năng chụp ảnh. Một số thậm chí sẽ giúp chúng ta gán màu sắc cho các chấm riêng lẻ mà chúng ta nhìn thấy trong quá trình quét laser để xác định rõ hơn từng đối tượng đó thực sự là gì.

Trong các dự án thực tế sẽ có những khu vực nhất định có chất lượng point cloud cực kỳ thấp hay thậm chí là những điểm mù mà máy không thể quét được buộc người mô hình hóa phải phán đoán theo kinh nghiệm kết hợp với ảnh 360 do máy quét chụp lại hay thậm chí là ảnh từ google map. Hoặc đối với những dự án kiểm tra khả năng chịu lực của cấu kiện sau một thời gian dài sử dụng cần độ chính xác cao về kích thước thực tế của các kết kiện như kết cấu thép chẳng hạn cần phải có người xuống tận thực địa để đo đạc và viết thành một báo cáo để bên mô hình hóa tham khảo.

Trước khi insert point cloud vào Revit thì nên tìm hiểu sơ qua về hai điểm tạo độ trong Revit là Project Base Point (PBP) và Survey Point (SP). Từ đây trở xuống cuối bài viết để tiện cho việc viết và đọc BCDD sẽ dùng từ viết tắt để gọi tên 2 điểm này.

Có thể nói vui rằng PBP như là một một điểm đối nội và SP là điểm đối ngoại tức là PBP là tọa độ địa phương của công trình thường nằm ở điểm giao nhau của lưới trực A và 1 hay tại một góc tường nào đó của tòa nhà hay công trình, giá trị tọa độ của PBP do đơn vị thiết kế chọn thường được tìm thấy trong BEP của dự án. SP là hệ tọa độ để kết nối với thế giới bên ngoài hay còn gọi là điểm mốc khảo sát do đơn vị đo đạc cung cấp nhằm để định vị công trình. 

PBP có biểu tượng hình tròn màu xanh trong khi SP có biểu tượng tam giác màu xanh như hình bên dưới.

Oke thêm một bước nửa trước khi insert point cloud vào Revit đó là tạo workset cho point cloud để quản lý.

Giờ thì tiến hành insert point cloud vào Revit nào.

BCDD đang insert point cloud vào Revit dưới định dạng rcp tức là Recap file. Để tìm hiểu sâu hơn về rcp hay các định dạng file khác của point cloud vui lòng xem tại đây.

Vị trí insert point cloud vào Revit thì ngoài Center to Center thì còn có Origin to Origin và By Shared Coordinates.

Ngoài BIM ra, thì BCDD có bán Cafe chất lượng cao với chi phí hợp lý. Uống Cafe để tỉnh táo và năng lượng hơn trên đường đời bạn nhé. Tìm hiểu thêm về Cafe tại đây.

NNếu thấy bài viết này hữu ích, hãy cân nhắc việc follow BCDD tại đây

Bài viết được biên soạn bởi đội ngũ BCDD