Phối hợp BIM (BIM Coordination) là một phần quan trọng nhất trong quy trình BIM được thực hiện bởi các điều phối BIM (BIM Coordinators) bởi đây là giai đoạn mà thông tin được trao đổi, tổng hợp và phân tích nhiều nhất trong toàn bộ quy trình BIM. Vậy BIM Coordination là gì?
1. Phối hợp BIM (BIM Coordination) là gì?
BIM Coordination là một quá trình thu thập, điều phối và quản lý thông tin được cung cấp từ kết quả đầu ra của các bên tham gia dự án. Để từ đó cho ra một sản phẩm tích hợp thông tin đa chiều, giải quyết được nhiều vấn đề thiết kế và phản đúng/ gần đúng sản phẩm vật lý (công trình thật). Theo BCDD thì BIM Coordination không hoàn toàn là một quy trình kỹ thuật mà ở đó còn có yếu tố quản lý: quản lý thông tin, quản lý dự án BIM…
2. Các cấp độ phối hợp BIM
Có hai cấp độ phối hợp BIM là phối hợp BIM cho từng bộ môn đơn lẻ và phối hợp BIM đa bộ môn (Multidisciplinary coordination ). Lấy ví dụ như chịu trách nhiệm phối hợp BIM cho bộ môn kết cấu là Structural BIM Coordinator. Người này có nhiệm vụ điều phối thông tin từ kỹ sư thiết kế kết cấu để từ đó tạo ra mô hình thông tin cho bộ môn này đồng thời cũng tiếp nhận thông tin từ các bộ môn khác như kiến trúc, cơ điện… từ cuộc họp phối hợp BIM để điều chỉnh mô hình thông tin cho bộ môn mình.
Còn phối hợp BIM đa bộ môn là trách nhiệm của Lead BIM Coordinator/ Senior BIM Coordinator (thường là nhân lực từ các đơn vị kiến trúc hoặc tư vấn BIM). Người này có nhiệm vụ kiểm tra, sau đó tổng hợp các mô hình BIM từ các bộ môn để tạo mô hình liên bang. Rồi chạy kiểm tra phát hiện xung đột (clash detection), cùng với BIM Manager dẫn dắt cuộc họp phối hợp BIM. Sau đó trả về các vấn đề thiết kế cho các đơn vị để xử lý dưới dạng các báo cáo pdf hoặc đưa dữ liệu lên trên các nền tảng như BIM Track, BIM Collab…rồi tiến hành theo dõi việc xử lý xung đột (clash issues) từ các bộ môn. Rồi lại chạy lại clash detection từ các mô hình mới được cập nhật từ các bộ môn. Tiếp tục vòng lặp cho đến khi xử lý hết/ gần hết các vấn đề thiết kế thì thôi.
3. Kiểm tra, đánh giá mô hình BIM
Một trong những kỹ năng quan trọng của người BIM Coordinator là kiểm tra đánh giá chất lượng mô hình BIM hay còn gọi là Audit model. Mục đích của việc audit model trong phối hợp BIM là để đảm bảo mô hình có thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và những yêu cầu đã đặt ra hay không.
Vậy chúng ta cần kiểm tra những gì khi nhận một mô hình BIM? BCDD xin đề xuất các mục sau đây:
3.1 “Sức khỏe” mô hình (Model Health)
- Warnings trong mô hình Revit (các vấn đề kỹ thuật ở khâu dựng hình)
- Dung lượng File, có nên tách file để làm giảm dung lượng file?
- Số lượng In-place families trong mô hình (nên hạn chế).
- Các file CAD được link hay import vào mô hình.
- Số lượng views làm việc chiếm bao nhiêu phần trăm?
- Các families bị lỗi trong mô hình.
- Và một số các vấn đề khác…
3.2 Đối chiếu mô hình với tiêu chuẩn dự án
- Kiểm tra revit version/build so với BEP
- Kiểm tra cách đặt tên của files/ families/worksets/group/vật liệu có đúng theo quy ước hay không?
- Kiểm tra các views 3D để xuất NWC/IFC có setup đúng hay chưa?
- Kiểm tra các annotation: fill patterns, line styles, line weights, dimensions, text styles, spot elevations, symbols, arrowheads, section/elevation tag,…so với tiêu chuẩn dự án.
- Kiểm tra cấu trúc cây thư mục so với tiêu chuẩn.
- Kiểm tra cách đặt tên của Views/Sheets so với tiêu chuẩn.
- Title Block có đồng bộ không? thông tin có đầy đủ không?
- Mô hình hiện có đang nằm đúng tọa độ theo BEP chưa?
- Và một số các vấn đề khác…
3.2 Kiểm tra nội dung mô hình.
- Các cấu kiện 3D có bị trùng lặp hay không?
- Số lượng các model/detail group.
- Quản lý worksets trong mô hình.
- Kiểm tra các cấu kiện 3D trong mô hình có được dựng đúng hay không? có được gán đúng category hay không?
- Hệ lưới và cao trình có được monitor hay không?
- Phase dùng trong Revit có đúng không?
- Và một số các vấn đề khác…
Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy cân nhắc việc follow BCDD tại đây
Bài viết do admin 1 Nghia Nguyen và cộng sự biên soạn.
Xem thêm bài viết:
- Quy trình phối hợp BIM đơn giản
- Môi trường dữ liệu chung (CDE)
- Kế hoạch triển khai BIM (BEP)
- Các cấp độ phát triển BIM (Level 0, 1, 2, 3)
- Thiết lập môi trường dữ liệu chung (CDE)