Hôm nay là một buổi tối mất ngủ vì trót uống quá nhiều Cafe nên tôi quyết định sẽ đi lang thang… lang thang trên cõi mạng =)). Thế là tình cờ một lần nữa nghe những tranh cãi về hai nhân vật lịch sử Việt Nam – một cặp kỳ phùng địch thủ không đội trời chung vô cùng thú vị mà tôi thấy rất giống với cặp Lưu Bang – Hạng Vũ thời Hán Sở tranh hùng đó là cặp Nguyễn Ánh – Nguyễn Huệ tức vua Gia Long và vua Quang Trung.
Nếu như suốt gần 150 năm các vua Nguyễn cầm quyền cái tên Quang Trung gần như bị lu mờ và ít được nhắc đến thì hiện nay gió đã đổi chiều khi mà cái tên Gia Long – Nguyễn Ánh bị rơi vào quên lãng. Thậm chí ông vua khai quốc nhà Nguyễn này còn không được đặt tên cho bất cứ con đường nào tại Việt Nam. Tôi tự hỏi liệu rằng lịch sử hiện đại có quá khắc khe với ông? Hãy cùng BCDD đi phân tích chi tiết hơn về nhân vật lịch sử này nhó.
Lịch sử Việt Nam cuối giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh
Mọi chuyện bắt đầu từ cuối giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, ở thời bấy giờ cả triều đình chúa Trịnh – Nguyễn đều bỏ bê triều chính ăn chơi xa đọa. Các “sếp” ở cả hai phía trong giai đoạn này chỉ thích ăn nhậu, đánh bài, đá gà rồi đi lầu xanh :)), con đường quan lộ và làm giàu dựa trên nền tảng của sự hối lộ và tham nhũng thay vì lo việc triều chính và đây rõ ràng là dấu hiệu của sự suy tàn của một triều đại.
Theo quy luật tất yếu của xã hội phong kiến, các cuộc khởi nghĩa cứ thế nổ ra để chống lại chính quyền và trong số đó có cuộc nổi dậy của ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Cuộc khởi nghĩa lúc đầu trên danh nghĩa là phản quyền thần Trương Phúc Loan, phù trợ chúa Nguyễn hay còn gọi là “phù Nguyễn diệt Trương” nhưng về sau thì trở thành chiến tranh Tây Sơn – chúa Nguyễn.
Đọc lịch sử đến đoạn này tôi thoạt hỏi chính mình một câu: xét đến tận cùng của vấn đề thì phải chăng ba anh em nhà Tây Sơn đã tạo phản? (chỉ là một câu hỏi) nói rõ hơn thì Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm có nguồn gốc là họ Hồ, có lẽ vì biết ơn các chúa Nguyễn đã mở mang bờ cõi và tạo lập cuộc sống sung túc cho nhân dân đàng trong mà tổ tiên của ba anh em Tây Sơn đã lấy tên theo dòng họ chúa. Vậy mà sau này nhà Tây Sơn đã giết tận 2 chúa Nguyễn rồi tiện tay cho bay màu cả dòng họ Nguyễn chỉ sót lại mỗi một cậu bé 15 tuổi mang tên Nguyễn Phúc Ánh. Đến đây tôi chợt nhớ đến một câu hay nghe trong phim Trung Quốc là diệt cỏ phải diệt tận gốc. Rõ ràng nhà Tây Sơn rất hiểu câu nói này nên đã không chừa đường sống cho cả gia tộc họ Nguyễn, đến cả người chết cũng không tha. Tuy nhiên họ chỉ mới hoàn thành 99% công cuộc diệt cỏ, ngọn cỏ cuối cùng đã bị bỏ sót. Đâu ai ngờ rằng ngọn cỏ ven đường ngày đó sau này lại cho nhà Tây Sơn nếm trái đắng khi phải nhận về một hậu quả vô cùng thảm khốc.
Phải nói đây rõ ràng là một sai lầm lớn của nhà Tây Sơn khi mà họ có rất nhiều cơ hội để có thể tiêu diệt tận gốc Nguyễn Ánh nhưng vì chủ quan cũng như do tư tưởng chắc ăn, tự mãn của Nguyễn Nhạc chỉ thích quanh quẩn ở lũy tre làng Quy Nhơn và coi Gia Định là vùng biên viễn xa xôi chỉ đánh, cướp rồi rút chứ không chiếm đóng nên tạo cơ hội để Nguyễn Ánh sau mỗi lần thua thì đều còn nhà để quay về, để từ đó có cơ hội xây dựng củng cố lại lực lượng. Ở mặc khác Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn xa, ông hiểu rằng Nguyễn Ánh sau này sẽ là một đối thủ đáng gờm nên đã ra sức truy quét. Quá cay khi để Nguyễn Vương thoát chết nhiều lần, ông đã khai quật luôn lăng tẩm chín đời chúa Nguyễn để triệt tiêu vượng khí nhà họ Nguyễn và có lẻ từ đó ông hoàn toàn mất luôn lòng dân miền Trung và miền Nam.
Những năm tháng lưu lạc của Nguyễn Ánh
Lại nói về Nguyễn Ánh, vốn là dòng dõi hoàng tộc nhưng bỗng mất hết tất cả. Tuy còn nhỏ nhưng phải mang mối thù mất nước nhà tang, tính mạng thì lúc nào cũng như ngàn cân treo sợi tóc. Sống chui sống nhủi chạy ngược chạy xui đến mức phải ăn cỏ và lõi chuối để cầm hơi mỗi lần bị nhà Tây Sơn truy kích. Thế nhưng ông là người có chân mệnh thiên tử nên lần nào cũng chạy thoát khỏi nanh vuốt của nhà Tây Sơn, lúc thì nhân dân miền Nam bảo bọc che dấu ông, lúc thì điều kiện tự nhiên khí hậu giúp ông thoát chết, có lúc thì bề tôi giả dạng ông để đánh lừa Tây Sơn nên ông thoát nạn. Biết mình thế yếu lực mỏng thế là ông nảy sinh ý định: hay là mình nhờ tụi xiêm nhỉ? thế là ông đã cầu viện quân Xiêm qua đánh Tây Sơn để rồi từ đó nhận lấy cái mác cõng rắn cắn gà nhà, tiếng xấu lưu truyền đến tận ngày nay. Tuy nhiên câu chuyện Nguyễn Ánh mở đường cho quân Xiêm vào nước ta nó xuất phát từ hàng loạt những biến cố trước đó trong mối quan hệ ban giao giữa Nguyễn Ánh và vua Xiêm (Chakri) mà chính ông cũng bị cuốn vào như một sự sắp đặt của định mệnh.
Chuyện là Nguyễn Ánh với vua Rama I của Xiêm (lúc đó còn là tướng quân Chakri) từng đánh nhau ở Chân Lạp (Campuchia). Sau đó triều đình Xiêm xảy ra đảo chính thế là Chakri nghị hòa với Nguyễn Vương. Chakri ra điều kiện là nếu chấp nhận nghị hòa thì sau này tao với mi sẽ tương trợ lẫn nhau khi gặp vấn đề. Nguyễn Ánh chắc cũng đuối quá nên đành nói: răng quyết định vại hỉ. Ngay sau đó Chakri rút quân về triều đình xử lý chính biến rồi tiện tay giết luôn vua Xiêm rồi tự xưng vương trở thành Rama đệ nhất (vương triều Rama vẫn tồn tại đến tận ngày nay ở Thái Lan mà Gia Long đã góp công không ít).
Thời cuộc lúc bấy giờ thật là thú vị, Chakri với Nguyễn Ánh từ thế đối đầu thì từ đó trở thành đồng minh. Mặc dù Rama I lên ngôi khá dễ dàng mà không cần Nguyễn Ánh yểm trợ nhưng lời thề non hẹn biển ngày nào vẫn còn nguyên giá trị để sau này khi quân Nguyễn bị Tây Sơn đánh bay ra khỏi Việt Nam thì Nguyễn Ánh đã đi phượt sang Bangkok để gặp lại cố nhân :)).
Vua Xiêm đối đãi với Nguyễn Ánh cũng rất hậu. Rama I khá thông cảm với tình hình của Nguyễn Vương nên không những cho chỗ ở mà còn ban cho bổng lộc cũng như tạo điều kiện để các đệ của ông có đất làm ăn mà không thu thuế. Để đáp lại tấm chân tình mà Rama I ban cho, Nguyễn Ánh cũng giúp vua Xiêm đánh bại Miến Điện – một thế rất lực mạnh giai đoạn đó với chiến tích 4 lần đánh bại nhà Thanh. Có thể nói cách Rama I đối xử với ông giống như một vị vương tử lưu lạc thất thế chứ không phải chư hầu. Nhiều người nói rằng Nguyễn Ánh qua xiêm quỳ lạy vua Rama I và tự coi mình là chư hầu là quốc nhục nhưng thực thế không hẳn như thế.
Hình bên dưới được treo ở cung điện bên Thái, chúng ta thấy Nguyễn Ánh đang ngồi xếp bằng trong khi các quan người Thái thì quỳ sát đất trong một buổi thiết triều của vua Rama I. Trong bối cảnh Nguyễn Ánh thất thế như vại mà được tiếp đãi như thế đã là rất tôn trọng rồi nên không có gì là mất mặt cả. Thời phong kiến có câu quân tử trả thù mười năm không muộn, Nguyễn Vương dám buông bỏ cái tôi cá nhân, gác lại địa vị vô cùng tôn quý để dựa vào “sự ủng hộ của quốc tế” từ đó âm thầm gầy dựng lại lực lượng lên kế hoạch phục quốc là cái nhẫn của bậc đế vương, là nét đặc trưng trong phẩm chất của một chính trị gia. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy cách tiếp cận quốc tế này của Nguyễn Vương khác hẳn với cách tiếp cận của Lê Chiêu Thống.
Có một chi tiết rất thú vị là vua Gia Long – Nguyễn Ánh được thờ ở Bangkok Thái Lan tại một ngôi đền có tên là Samananamborihan, do lập được những chiến công giúp vua Rama I. Người Thái gọi ông là Ong Chiang Sue (Ông Thượng Sư). Khi Nguyễn Ánh thống nhất Việt Nam thì mối quan hệ Việt Nam – Xiêm La được duy trì tốt đẹp, và Gia Long cũng đã dẹp hẳn việc triều cống cây vàng, cây bạc cho triều đình Rama I như thời còn làm Nguyễn Vương ở Gia Định. Mãi đến sau này khi Rama I và Gia Long qua đời thì mối ban giao dần trở nên xấu đi và như một sự trớ trêu của định mệnh thì cuối cùng vua Minh Mạng và Rama đệ nhị lại đập nhau tơi bời trên đất Campuchia :))
Hơn trăm năm sau thì gia tộc Rama vẫn tột đỉnh vinh quang hơn nửa còn được nhân dân Thái Lan kính trọng và yêu mến trong khi con cháu nhà Nguyễn thì chật vật mưu sinh, tha hương khắp nơi. Nghĩ mà buồn cho một triều đại!
Viết tới đây thì cafe hết hiệu lực rồi, buồn ngủ quớ nên thui hẹn dịp khác kể thêm =))
Nghia Nguyen – BCDD Blog
Hello Neat post Theres an issue together with your site in internet explorer would check this IE still is the marketplace chief and a large element of other folks will leave out your magnificent writing due to this problem
Just wish to say your article is as surprising The clearness in your post is just cool and i could assume youre an expert on this subject Fine with your permission allow me to grab your RSS feed to keep updated with forthcoming post Thanks a million and please keep up the enjoyable work