Chia sẽ BCDD lên mạng xã hội nhé !

Như đã đề cập nhiều lần trong blog này, môi trường dữ liệu chung (CDE) là yếu tố rất quan trọng trong quy trình BIM và là một trong những tiêu chí quan trọng của BIM level 2, UK. 

Trong bài viết này BCDD sẽ hướng dẫn sơ bộ việc thiết lập CDE trên nền tảng BIM360 vì đây là nền tảng được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. 

Lưu ý là các hướng dẫn trong phạm vi bài viết này của BCDD sẽ không đi sâu vào chi tiết mà chỉ nêu lên quy trình chung nhằm sau đó nêu bật lên những ưu điểm mà CDE này mang lại trong quá trình triển khai BIM.

Giới thiệu tổng quan

Nói nhanh một xíu về các cấp độ quản trị  trong BIM360. Hiện tại BIM360 có hai cấp độ quản trị gồm: account admin và project admin. Account admin được quản lý bởi IT và Digital Design Team/ BIM Team. Trong khi project admin thường là các BIM Managers, BIM Leads đảm nhiệm. Được account admin trao quyền nên họ có toàn quyền trong một hay nhiều hub dự án. 

Và ở cấp cuối cùng là user account. Tuy không phải là một trong hai cấp độ quản trị trong BIM360 nhưng là một loại account. Họ là những người dùng bình thường và là các thành viên dự án.

Sau đó là tiến hành add thêm các users trong công ty vào BIM360 và tiến hành tạo ra các hub dự án và thường là tạo luôn cây thư mục theo tiêu chuẩn công ty, trao quyền admin của hub cho BIM Lead.

Tạo project hub trên BIM360 từ Account Admin

Sau đó BIM Lead sẽ triển khai setup cho hub của mình theo sơ đồ như hình dưới đây.

Kích hoạt các mô-đun

Theo đó, BIM Lead sẽ truy cập vào hub của mình qua email được gửi đến từ BIM360 sau đó tiến hành thiết lập thông tin cho dự án như: tên dự án, vị trí, loại hình dự án, logo, ngân sách, thời gian hoàn thành…Tiếp theo thì tiến hành kích hoạt các mô-đun mà cụ thể là hai mô-đun chính là: Document Management và Design Collaboration. Lưu ý là phải kích hoạt Document Management trước.

BCDD: Kích hoạt (active) các mô-đun trong BIM360

Khi mô-đun Document Management được kích hoạt thì mọi thành viên được mời vào dự án có thể truy cập vào các mô hình và các sheets bản vẽ còn khi mô-đun Design Collaboration được kích hoạt có nghĩa là các thành viên dự án có thể hợp tác làm việc trên cùng một mô hình worksharing trong thời gian thực cũng như giao tiếp trao đổi thông tin giữa các bên tham gia dự án.

Tạo Teams, thêm vào các thành viên dự án và thiết lập phân quyền.

Các thành viên được thêm vào dự án sẽ kế thừa quyền từ Teams mới tạo ở trên. Giả sử như khi thêm một architect vào dự án thì người này sẽ kế thừa quyền từ Arch Team nên sẽ truy cập được vào mô hình trong folder của Arch nhưng không truy cập được vào mô hình trong folder của Struct.

BCDD: Phân quyền của các thành viên trong một nhóm dự án

Nếu muốn tạo “đặc cách” thì sẽ thêm trực tiếp user đó vào trong Teams tương ứng. Ví dụ như team leader của Struct cần phải truy cập được mô hình kiến trúc trong folder Arch (hai bên đã thỏa thuận trước cho tiện trong việc phối hợp) thì sẽ thêm trực tiếp địa chỉ email của team leader bên kết cấu này vào Arch Team và gán cho permission level (cấp phân quyền) tương ứng. Vậy trong trường hợp này team leader bên kết cấu hoàn toàn có thể truy cập được mô hình kiến trúc trong folder Arch trong khi các thành viên kết cấu khác thì không truy cập được.

Trong thực tế thì để đảm bảo vấn đề bảo mật thì thư mục của bộ môn nào thì chỉ có thành viên của bộ môn đó mới có thể truy cập được. Thế nên các bộ môn muốn trao đổi dữ liệu với nhau thì sẽ thông qua quy trình link trên BIM 360.

Quy trình link trong BIM360 tương đối phức tạp hơn so với việc link file truyền thống giống như khi làm việc workshared trên mạng LAN hay Revit Server. Việc hiểu rõ quy trình link trên BIM360 khá quan trọng vì trong thực tế BCDD đã gặp những trường hợp giao tiếp nhầm/sai thông tin một cách trầm trọng vì chưa hiểu rõ quy trình link trên BIM360 dẫn đến những sai sót cho dự án.

Quy trình link trong BIM360

Hiện tại, BIM360 có ba cách để link các mô hình BIM:

Link trực tiếp: thường dùng để link nội bộ, ví dụ như mô hình của kiến trúc quá lớn cần phải chia nhỏ ra thành nhiều mô hình để dễ làm việc và thế là các thành viên của nhóm kiến trúc có thể “link sống” các mô hình lại với nhau để phối hợp làm việc.

Hoặc thậm chí khi các bộ môn rất tin tưởng nhau (ví dụ như các bộ môn của cùng một công ty) cũng nhờ Project Admin cấp quyền để các thành viên hoặc ít nhất là trưởng nhóm của bộ môn khác quyền truy cập vào mô hình trong thư mục của nhóm mình.

BCDD: Quy trình “link sống” (link trực tiếp)

Packaged/Shared: Đối với quy trình link packaged/shared các bộ môn sẽ dùng mô hình có ở trong thư mục Shared, được tạo ra khi các bộ môn khác tiến hành publish, tạo và  share package của họ (tức là share thông tin mới nhất để các bộ môn khác phối hợp làm việc).

BCDD: Quy trình Packaged/Shared link

Packaged/Consumed: đối với cách link này người chủ mô hình chủ động tìm kiếm package phù hợp mà các bộ môn khác đã share để link vào mô hình của mình. Ví dụ như bộ môn kết cấu chưa sẵn sàng đón nhận package mới nhất từ kiến trúc hoặc package mới nhất bị lỗi, bị thiếu thông tin. Thế là kết cấu review các package và chọn một package phù hợp nhất sau đó tiến hành consume package này và tiến hành link mô hình ở trong thư mục Consumed.

BCDD: Quy trình Packaged/Consumed link

Xem thêm quy trình chi tiết thiết lập BIM Collaborate Pro tại bài viết sau:

Thiết lập BIM Collaborate Pro cho việc phối hợp trên dự án BIM

Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy cân nhắc việc follow BCDD tại đây

Bài viết do admin 1 Nghia Nguyen và cộng sự biên soạn.

Xem thêm bài viết:

One thought on “Thiết lập môi trường dữ liệu chung (CDE)

Comments are closed.