1. Bắt đầu với Grasshopper như thế nào?
Grasshopper là một add-in hổ trợ lập trình trực quan bên Rhino giống như Dynamo hổ trợ Revit. Vậy nếu muốn xài được công cụ này thì chúng ta phải có Rhino trước cái đã.
Dưới đây là giao diện của Rhino
Sau khi mở Rhino lên thì có thể bắt đầu bật GH thông qua tab Tools > Grasshopper hoặc icon GH hoặc gõ lệnh Grasshopper bên Rhino.
Launch Grasshopper thông qua icon màu xanh có con châu á 🙂 à nhầm châu chấu mới đúng.
Nhập lệnh Grasshopper bên Rhino cũng là một cách
Cũng giống như các phần mềm khác, để mở một file Grasshopper lên chúng ta có thể đến File > Open Document… hay chọn vào file GH bất kì sau đó lôi nó vào giao diện GH.
2. Một vài thiết lập chung
Vào File > Preferences…hoặc tổ hợp phím tắt Ctr+Shift+P
Mục Interface tức giao diện nên thiết lập như hình dưới đây
Tượng tự ở mục Widgets: thiết lập như hình dưới đây
Và cuối cùng là mục Files: lưu ý ở hàng cuối cùng chúng ta (của hiện tại) có thể load file template để dùng cho tiện lợi.
3. Hiểu về cables trong Grasshopper
Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản trong GH, vâng chỉ là một phép cộng. Để làm được phép cộng này bạn chỉ cần 2 components là Panel trong tab Params và Addition “+” trong tab Maths. Sau đó dí chuột vào output của component Panel, giữ chuột và cho vào input của component Addition (đơn giản dị thou).
Giờ giả vờ làm khó một tí như hình dưới nhé. Để thêm input cho component Addition thì chỉ cần zoom lớn nó lên rồi nhấn vào dấu cộng (+) là xong.
Nhưng input giờ đã khó hơn một tí, ở input thứ 3 có tới 4 giá trị mà sao kết quả đầu ra chỉ có một. Sai gì chăng?
Thực ra ở input thứ 3, nó là một graph mà bạn cần phải chuyển nó về một list những number bằng cách lick vào nó rồi chọn Multiline Data thì sẽ cố kết quả ngay ấy mà.
Giờ tắt nó đi nhé. Bằng cách ngắt kết nối input thứ 3 đi: ctrl & rồi dí chuột trái vào input C của addition rồi kết nối với input thứ 3. Hoặc làm theo chiều ngược lại cũng được nhưng phải chọn Ctrl nhé.
Hay nhanh hơn thì chuột phải vào một trong các input của component Addition sau đó chọn Disconnect > component cần ngắt kết nối. Dễ quá phải không?
Ngoài ra bạn cũng có thể kết nối nhiều graph vào 1 đầu vào như hình dưới đây bằng cách nhấn thêm phím Shift
Giả sử một input nào đó của bạn có quá nhiều graph nối vào và bạn muốn chuyển tất cả các graph đó sang input khác thì dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift nhé
Nhấp đup chuột vào các cable thì sẽ xuất hiện các thanh điều khiển các cables. Bạn có thể lick vào nó để di chuyển các cable đi khắp nơi thậm chí điều chỉnh hiển thị của nó như: làm mờ, hiển thị trong suốt… điều này giúp việc quản lý file GH trở nên tiện lợi hơn.
4. Màu sắc trong Grasshopper
Dưới đây là các màu sắc chủ đạo trong Grasshopper
Khi chúng ta chọn vào một component bất kỳ thì nó sẽ chuyển sang màu xanh. Dưới đây mình (BCDD) chọn vào Construct Point.
Nếu bật cả Rhino lên nửa thì chúng ta sẽ thấy một point vừa mới được tạo ra như dấu x
Nếu mình (BCDD) kết nối các components không tương thích với nhau thì component nhận giá trị không đúng sẽ chuyển sang đỏ.
Ở đây component Addition cần giá trị số chứ không phải điểm cho nên khi kết nối Construc Point với Addition nó báo sai ngay.
Tiếp theo mình (BCDD) dùng component Deconstruct để phân tích point được tạo từ Construct Point. Nó có màu cam vì bị thiếu giá trị đầu vào. Vậy sao component Construct Point không thấy có giá trị đầu vào đâu hết lại bình thường? Câu trả lời là vì các input của component này đều có giá trị mặc định và cụ thể ở đây là 0,0,0
Sau đây mình cung cấp giá trị đầy đủ và đúng cho các components thì mọi thứ hoạt động bình thường. Và để ý nhé các components nào hoạt động ok thì có màu trắng bạc nhé.
Giả sử giờ, mình ngẫu hứng và muốn tắt cái point bên Rhino thì mình sẽ chuột phải lên tâm của component Construct Point rồi chọn Preview, chấm chéo x bên Rhino lập tức biến mất.
Và component này cũng chuyển màu sang xám đen luôn nhưng chú ý nhé: component chỉ xám đen xung quanh thou chứ khu vực tâm của component có tên của nó thì vẫn đen như lúc đầu.
Bây giờ mình lại tiếp tục chuột phải lên component này như lúc này nhưng chọn Enabled. Động tác này có nghĩ là mình làm cho component này ngừng hoạt động luôn. Vậy là toàn bộ component này chìm vào màu xám tăm tối luôn và vì nó bị ngừng hoạt động nên component phía sau bị ảnh hưởng.
5. Nhóm các components thành các groups
Để dễ quản lý cũng như dễ đọc các file GH thì việc nhóm các components lại thành các groups là việc làm cần thiết.
Chúng ta chỉ cần quét chọn các components muốn tạo group rồi chuột phải chọn Group. Sau đó có thể đặt tên cho các groups như hình dưới đây. Mình đã nhóm cho 2 groups là Points và Inputs.
Tính dễ quản lý ở đây không chỉ ở khía cạnh trực quan mà còn ở sự tìm kiếm. Trong một file GH phức tạp bạn sẽ dễ dàng tìm ra các nhóm đối tượng bằng cách chuột phải chọn Find rồi kiếm các nhóm cần kiếm. GH sẽ dẫn bạn tới đó. Thật tiện lợi phải không?
Thêm một mẹo tìm kiếm nửa, nếu bạn muốn kiểm tra xem một component bất kì nằm ở đâu trên các tab của GH thì chỉ cần ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt rồi trỏ chuột trái vào component đó. GH sẽ chỉ cho bạn thấy vị trí của component đó ở đâu giữa muôn vàn các component khác.
Tạm thời thì phần tổng quan GH mình viết tới đây thou vì lười quá rồi. Nhưng về cơ bản nhiêu cũng đủ rồi đấy và chắc bạn cũng mệt rồi đúng không? Còn một vài thứ linh tinh nửa đội ngũ BCDD sẽ bổ sung ở những bài viết khác nhé.
Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy cân nhắc việc follow BCDD tại đây
Bài viết được biên soạn bởi đội ngũ BCDD