Giai đoạn 1: Giai đoạn 2D
Kỷ nguyên đầu tiên của ngành xây dựng bắt đầu từ các bản vẽ giấy được phát thảo bằng bút chì. Các kỹ sư, kiến trúc sư phải lăn lê trên các bản vẽ giấy một cách đầy tập trung và tỷ mĩ. Bởi lẻ nếu họ mắc một lỗi thôi thì cả một bản vẽ lớn có khi mất cả nhiều tuần để vẽ phải hủy bỏ.
Một chi tiết Foundation Wall được vẽ bằng tay để coordinate trong quá trình thiết kế
Đến năm 1963, hệ thống thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) ra đời là Sketchpad được phát triển bởi Ivan Sutherland.
Sau đó, 20 năm sau thì công nghệ này mới có giá cả phù hợp để có thể tiếp cận được với nhiều người dùng hơn với sự ra đời của AutoCAD được phát hành vào năm 1982 giúp thể hiện các tòa nhà dưới dạng các bản vẽ 2D.
Giai đoạn 2: Thiết lập mô hình 3D
Ở giai đoạn đầu, CAD được sử dụng trong các công ty kiến trúc, xây dựng nhằm thay thế cho bản vẽ tay. Nghĩa là chỉ có CAD 2D thực sự được sử dụng thường xuyên. CAD ban đầu chỉ là một công cụ để vẽ nhanh hơn và chưa có sự thay đổi đúng nghĩa nào cho tới khi CAD 3D xuất hiện. Đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này là sự lan rộng của các chương trình mô hình hóa bề mặt phức tạp. Ngày càng có nhiều tòa nhà được thiết kế bằng công nghệ này.
Công nghệ tạo ra các mô hình như vậy bắt đầu trở thành hiện thực từ đầu đến giữa những năm 1990. Khi các công ty kỹ thuật số bắt đầu sử dụng mô hình 3D cho các mục đích sử dụng khác nhau. Giá trị của BIM ở giai đoạn này đơn thuần là để hiểu các mối quan hệ giữa các thành phần vật lý, hình học thuần túy.
“Thông tin” tồn tại trong mô hình BIM chỉ đơn giản là các thông tin hình học. Trong giai đoạn này, một đối tượng trong BIM chỉ đơn giản là một vật thể 3D. Không có dữ liệu nào khác, chưa thể sắp xếp chúng theo dòng thời gian hoặc bóc tách khối lượng để ước tính chi phí. Do đó người ta còn hài hước gọi BIM trong giai đoạn này là “BIM cô đơn” (lonely BIM). Để thực hiện bất kỳ công việc nào khác, chúng ta sẽ phải thêm các dữ liệu phi hình học vào các đối tượng. Và đây là những gì sẽ xảy ra trong giai đoạn tiến hóa tiếp theo: “BIM cô đơn” + I.
Giai đoạn 3: Mô hình thông tin công trình (BIM)
Thuật ngữ ‘Mô hình thông tin tòa nhà’ xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo năm 1992 của G.A. van Nederveen và FP Tolman. Tuy nhiên, các thuật ngữ, bao gồm cả từ viết tắt của nó ‘BIM’ đã không được sử dụng phổ biến cho đến khoảng mười năm sau khi Autodesk phát hành một sách trắng có tên “Xây dựng mô hình thông tin” vào năm 2002. Trước đó, các nhà cung cấp phần mềm đã sử dụng các thuật ngữ khác nhau cho những gì hiện được chấp nhận là BIM. Ví dụ: Graphisoft đã sử dụng thuật ngữ ‘Tòa nhà ảo’. Bentley sử dụng ‘Mô hình dự án tích hợp’, trong khi Autodesk và Vectorworks sử dụng ‘Mô hình thông tin tòa nhà’.
Trong giai đoạn này, các dữ liệu phi hình học được thêm vào các đối tượng 3D. Tập dữ liệu được mở rộng để chứa các trường dữ liệu được đính kèm với hình học. BIM liên kết với quản lý thông tin và đây cũng chính là nơi mà chúng ta nhìn thấy BIM ở giai đoạn hiện tại.
Vậy BIM là gì?
Theo BCDD BIM là từ viết tắt của cụm từ Building Information Modeling hoặc Model hay là Management. Bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1992 và phát triển cho đến nay. BIM yêu cầu mọi người trong ngành xây dựng giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả hơn. Với sự tham gia của rất nhiều bên liên quan như kiến trúc, kết cấu, điện nước, chủ đầu tư, nhà thầu… Tất cả họ (những bên liên quan) sẽ cùng làm việc với nhau chia sẻ thông tin cho nhau thông qua môi trường dữ liệu chung. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực từ hệ sinh thái phần mềm công nghệ cao. Nhằm giúp các bên làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro, thời gian cũng như chi phí thiết kế và xây dựng.
Từ đó phát sinh ra những quy trình làm việc mới, chức danh nghề nghiệp mới, dịch vụ thiết kế & xây dựng mới…Tuy nhiên bản chất cốt lõi của ngành xây dựng thì vẫn vậy. Chỉ là những công nghệ lỗi thời đang dần được thay thế bằng những công nghệ hiện đại. Những quy trình cũ kỹ đang dần được thay bằng những quy trình mới hiệu quả. Những con người trong ngành xây dựng đang dần phải thích nghi với những cơ hội và thách thức mới. Và toàn ngành xây dựng đang dần dịch chuyển vào kỷ nguyên số.
Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy cân nhắc việc follow BCDD tại đây
Bài viết trích từ BIM Ebook do admin 1 Nghia Nguyen và cộng sự biên soạn.
Xem thêm bài viết:
- Quy trình phối hợp BIM đơn giản
- Môi trường dữ liệu chung (CDE)
- Kế hoạch triển khai BIM (BEP)
- Các cấp độ phát triển BIM (Level 0, 1, 2, 3)
- Phối hợp BIM (BIM Coordination) là gì?